Nền kinh tế đang trên đà hội nhập, việc giao lưu buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giới là hệ quả tất yếu của sự tồn tại và phát triển của các nước. Vì lẽ đó, ngành xuất nhập khẩu nắm giữ vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và các quốc gia nói chung. Song song đó những doanh nghiệp xuất nhập khẩu dần dần được ra đời và việc thành lập công ty xuất nhập khẩu đang được rất nhiều các cá nhân cũng như tổ chức hướng tới. Để có thêm thông tin tham khảo về Thủ tục và điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu 2022 BK & Partners xin chia sẻ cùng bạn.
Contents
Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu
Muốn thành lập một doanh nghiệp xuất nhập khẩu đầu tiên bạn phải nắm được những điều kiện cần có để thành lập, cụ thể:
Chủ thể thành lập công ty xuất nhập khẩu
- Gồm các cá nhân là người Việt Nam. Nếu công ty không sử dụng nguồn vốn nước ngoài trong việc kinh doanh thì được phép kinh doanh tất cả các loại ngành nghề (ngoại trừ các loại hàng hóa trong danh mục cấm)
- Trường hợp sử dụng nguồn vốn nước ngoài thì sẽ có giới hạn về phạm vi hoạt động kinh doanh
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
- Hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Công thương hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành.
- Nếu hàng hóa chính là động thực vật phải đảm bảo các quy định về việc kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm dưới sự kiểm tra của cơ quan Nhà nước có liên quan.
Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu bao gồm:
Nắm bắt thông tin và soạn hồ sơ thành lập công ty
Để thành lập công ty xuất nhập khẩu, việc bạn cần làm là chuẩn bị các thông tin sau:
- Tên công ty. Tên tiếng Việt là bắt buộc, tên tiếng Anh và viết tắt là tuỳ chọn
- Trụ sở công ty đặt ở địa chỉ nào. Thêm vào đó số điện thoại của công ty cũng là bắt buộc.
- Ngành nghề kinh doanh của công ty
- Vốn điều lệ của công ty là bao nhiêu
- Người đại diện theo pháp luật của công ty là ai
- Thành viên công ty là ai. Ai sẽ góp vốn vào công ty
Sau khi đủ điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu, bước tiếp theo bạn cần soạn một bộ hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên/cổ đông;
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty, các thành viên trong công ty;
- Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký
- Ngoài ra, nếu thành viên công ty là người nước ngoài, công ty cần thực hiện thủ tục đăng ký mua phần vốn góp/đăng ký góp vốn vào công ty theo quy định.
Nộp hồ sơ thành lập công ty
Hồ sơ thành lập công ty được thực hiện với trình tự và thủ tục luật định. Sau khi soạn xong hồ sơ thành lập công ty tiến hành nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính. Khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty của BK & Partners, chúng tôi sẽ thay bạn thực hiện các thủ tục này. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, việc soạn và nộp hồ sơ sẽ được BK & Partners hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả.
Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nếu hồ sơ hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc xét duyệt hồ sơ được thực hiện trong vòng 03 ngày làm việc. BK & Partners sẽ nhận thay bạn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển thẳng đến bạn.
Khắc con dấu cho công ty
Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải có con dấu. Tuy nhiên, để thuận tiện cho giao dịch của công ty, bạn cần khắc con dấu cho công ty. Việc này chỉ được thực hiện sau khi công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Pháp luật doanh nghiệp hiện hành cũng không bắt buộc công ty phải công bố mẫu dấu. Công ty có thể có nhiều con dấu và có nhiều mẫu dấu khác nhau. Tuy nhiên, BK & Partners khuyến nghị công ty nên khắc dấu và mỗi công ty chỉ sử dụng 1 mẫu dấu duy nhất, để tránh các tình huống không tốt về chứng từ.
Mở tài khoản ngân hàng cho công ty
Hiện nay, doanh nghiệp nói chung và công ty xuất nhập khẩu nói riêng không bắt buộc phải có tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, theo chúng tôi, công ty cần có tài khoản ngân hàng để thuận tiện cho:
- Nộp thuế điện tử. Việc nộp thuế trực tiếp sẽ gây bất tiện do doanh nghiệp phải trực tiếp đến cơ quan thuế và ngân hàng. Việc nộp thuế điện tử hiện nay là phù hợp và tiết kiệm thời gian.
- Giao dịch chuyển khoản. Một số giao dịch cần bắt buộc phải qua chuyển khoản theo quy định.
Thủ tục về thuế và đăng ký hóa đơn điện tử
Doanh nghiệp cần thực hiện
- Mua chữ ký số
- Mua phần mềm hóa đơn điện tử và hoá đơn điện tử
- Nộp tờ khai lệ phí môn bài và nộp lệ phí môn bài
- Đăng ký nộp thuế điện tử liên thông
BK & Partners chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty xuất nhập khẩu
Có những lý do gì để chọn BK & Partners:
- Chuyên viên tận tâm, giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao
- Giải pháp tiết kiệm, hiệu quả
- Cập nhật nhanh chóng các quy định. Đảm bảo phù hợp quy định.
- Cung cấp đa dạng dịch vụ. Ngoài thành lập công ty, chúng tôi còn cung cấp các giải pháp tư vấn liên quan.
- Dịch vụ thành lập công ty trọn gói. Ngoài ra chúng tôi còn có các gói thành lập đa dạng.
- Chi phí cạnh tranh, rẻ hàng đầu thị trường.
- Chế độ chăm sóc khách hàng tốt nhất
- Hạn chế tối đa rủi ro pháp lý
Liên hệ ngay với chúng tôi:
Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
Miền Nam: 385/42 Lê Hồng Phong, Khu phố 8, Phường Phú Hòa, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Hotline: 0901 557 355 – 0948 698 965
Email: bkpartners.co@gmail.com